Các quan điểm chính trị Benjamin_Netanyahu

Netanyahu tại Diễn đàn Kinh tế thế giớiDavos, 2009

Quá trình hoà bình

Trước nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai

Netanyahu trước đó đã gọi những cuộc đàm phán hoà bình do Mỹ bảo trợ là mất thời gian,[85] while at the same time refusing to commit to the same two-state solution as had other Israeli leaders,[86] cho tới một bài phát biểu vào tháng 6 năm 2009. Ông đã nhiều lần có những tuyên bố công khai ủng hộ một cách tiếp cận "kinh tế hoà bình", có nghĩa là một cách tiếp cận dựa trên hợp tác kinh tế và nỗ lực chung chứ không phải sự tiếp tục bất đồng về các vấn đề chính trị và ngoại giao. Điều này phù hợp với nhiều ý tưởng quan trọng của Kế hoạch Thung lũng Hoà bình.[87] Ông đã ca ngợi ý tưởng này trong các cuộc thảo luận với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice.[88] Netanyahu đã tiếp tục ủng hộ những ý tưởng này khi tới gần ngày bầu cử của Israel.[89]Netanyahu đã nói:

Ngay bây giờ, những cuộc đàm phán hoà bình chỉ dựa trên một điều, chỉ dựa trên những cuộc đàm phán hoà bình. Ở thời điểm này sẽ không có ý nghĩa gì khi nói về vấn đề có thể nói gọn nhất. Đó là Jerusalem hay không có gì, hay quyền quay trở về hay không có gì. Điều đó đã đưa tới những thất bại và dường như sẽ lại mang tới thất bại một lần nữa....Chúng ta phải tạo ra một nền hoà bình kinh tế cùng với một quá trình chính trị. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tăng cường các phần ôn hoà của nền kinh tế Palestine bằng cách tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong những lĩnh vực đó, tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nền tảng cho hoà bình cho người dân thường Palestine." [87]

Tháng 1 năm 2009, trước cuộc bầu cử tháng 2 năm 2009 tại Israel Netanyahu đã thông báo cho phái viên Trung Đông Tony Blair rằng ông sẽ tiếp tục chính sách của các chính phủ Israel của Ariel Sharon và Ehud Olmert bằng cách mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây, trái ngược với Lộ trình, nhưng sẽ không xây dựng những khu định cư mới.[90]

Bài phát biểu về hoà bình tháng 6 năm 2009, "Bar-Ilan Speech"

Ngày 14 tháng 6 năm 2009, Netanyahu đã có một bài phát biểu gây nhiều phản ứng[91] tại Đại học Bar-Ilan (cũng được gọi là "Bài phát biểu Bar-Ilan"), ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat, được truyền trực tiếp ở Israel và nhiều vùng khắp thế giới Ả Rập, về chủ đề tiến trình hoà bình Trung Đông. Lần đầu tiên ông xác nhận khái niệm về một nhà nước Palestine cùng với Israel.[92] Netanyahu đã ngay lập tức triệu tập một cuộc họp đặc biệt của chính phủ sau khi Obama kết thúc bài phát biểu ngày ‎4 tháng 6 tại Cairo. Yedioth Ahronoth đã nói rằng những từ ngữ của Obama "đã ngân vang qua các hành lang của Jerusalem".[93]

Như một phần của đề xuất của mình, Netanyahu yêu cầu sự giải giáp toàn bộ của nhà nước được đề xuất, không có quân đội, rocket, tên lửa, hay quyền kiểm soát không phận, và nói rằng Jerusalem sẽ là lãnh thổ không thể bị phân chia của Israel. Ông nói rằng người Palestine phải công nhận Israel như một nhà nước quốc gia Do Thái với Jerusalem không thể bị phân chia. Ông phản đối một quyền quay trở về của những người tị nạn Palestine, nói, "bất kỳ yêu cầu nào về tái định cư người tị nạn Palestine bên trong Israel sẽ làm tổn hại tới sự tiếp tục tồn tại như một nhà nước Israel của người Do Thái." Ông cũng nói rằng một sự ngừng lại hoàn toàn với việc xây dựng các khu định cư IsraelBờ Tây, như được yêu cầu trong Lộ trình hoà bình được đề xuất năm 2003, sẽ không xảy ra nhưng những sự mở rộng sẽ bị hạn chế dựa trên sự "tăng trưởng tự nhiên" của dân số, gồm cả di cư, dù vậy không lãnh thổ mới nào sẽ bị đưa vào, dù có điều này, Netanyahu vẫn tuyên bố rằng ông chấp nhận Lộ trình.[94] Ông không thảo luận việc có hay không các khu vực định cư sẽ trở thành một phần của Israel sau những cuộc đàm phán hoà bình, đơn giản nói rằng "vấn đề sẽ được thảo luận".[92]

Trong một câu trả lời với những phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài phát biểu của ông tại ‎Cairo, Netanyahu đã lưu ý, "có những người nói rằng nếu Holocaust không xảy ra, Nhà nước Israel sẽ không bao giờ được thành lập. Nhưng tôi nói rằng nếu Nhà nước Israel đã được thành lập trước kia, Holocaust sẽ không xảy ra." Ông cũng nói rằng, "đây là quê hương của người Do Thái, đây là nơi bản sắc của chúng tôi được rèn luyên." Ông nói rằng ông sẽ sẵn sàng gặp gỡ với bất kỳ "lãnh đạo Ả Rập" nào để đàm phán nếu không có những điều kiện tiên quyết, đặc biệt đề cập tới Syria, Ả Rập Xê Út, và Liban.[92] Nói chung, bài phát biểu đại diện cho một sự chuyển hướng khỏi những lập trường diều hâu trước kia của ông chống lại tiến trình hoà bình.[95]

Một số thành viên cánh hữu trong liên minh cầm quyền của Netanyahu đã chỉ trích những lưu ý của ông về việc thành lập một Nhà nước Palestine; tin rằng tất cả đất đai đều phải ở lại dưới chủ quyền của Israel. Thành viên Knesset thuộc đảng Likud Danny Danon nói rằng Netanyahu đã trở nên "chống lại nền tảng của Likud",[96] trong khi thành viên Knesset Uri Orbakh thuộc Habayit Hayehudi nói rằng nó có "những hàm ý nguy hiểm".[97]. Lãnh đạo đảng Kadima đối lập Tzipi Livni lưu ý sau bài phát biểu rằng bà nghĩ Netanyahu không thật sự tin tưởng chút nào vào giải pháp hai nhà nước; bà nghĩ rằng ông đã có một câu trả lời giả mạo trước áp lực của quốc tế.[43]Peace Now nguyền rủa bài phát biểu, nhấn mạnh tới sự thực rằng, theo ý kiến của nhóm này, nó không đề cập tới người Palestine như những đối tác bình đẳng trong tiến trình hoà bình. Tổng thư ký của Peace Now, Yariv Oppenheimer, nói, "Đó là một sự quay trở lại của Netanyahu từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta".[98]

Trong một bài phát biểu ngày 9 tháng 8 trước phiên khai mạc kỳ họp chính phủ Netanyahu đã lặp lại những đòi hỏi của ông với người Palestine: "Chúng tôi muốn một thoả thuận với hai yếu tố, yếu tố thứ nhất là sự công nhận Israel là một nhà nước quốc gia của người Do Thái và (yếu tố thứ hai là) một sự giải quyết an ninh".[99]

Phản ứng quốc tế

"Bài phát biểu Bar-Ilan" của Netanyahu đã gây ra phản ứng khác nhau từ cộng đồng quốc tế:[100]

  •  Palestinian Authority - Chính quyền Quốc gia Palestine bác bỏ các điều kiện hướng tới một Nhà nước Palestine do Netanyahu đặt ra. Quan chức cao cấp Saeb Erekat nói, "Bài phát biểu của Netanyahu đã đóng lại cánh cửa tới những cuộc đàm phán về quy chế vĩnh viễn". Người phát ngôn của Hamas Fawzi Barhum nói nó phản ánh một "tư tưởng phát xít và cực đoan"[101] and called on Arab nations to "form stronger opposition".[95] Jihad Hồi giáo Palestine gọi nó là "sai lầm" và, như Hamas, yêu cầu sự phản đối Israel mạnh mẽ hơn nữa từ các quốc gia Ả Rập.[102] Theo tờ The Jerusalem Post, một số lãnh đạo đã ủng hộ một phong trào thứ ba để trả đũa bài phát biểu.[92]
  •  Arab League - Liên đoàn Ả Rập bác bỏ bài phát biểu, tuyên bố trong một thông cáo rằng "Thế giới Ả Rập sẽ không nhân nhượng về các vấn đề Jerusalem và người tị nạn" và rằng "chúng tôi biết lịch sử của ông ta và kiểu thoái thác".[102]
  •  Czech Republic - Cộng hoà Séc, đang giữ chức chủ tịch Liên minh châu Âu đã ca ngợi bài phát biểu của Netanyahu. "Theo quan điểm của tôi, đây là một bước đi đúng hướng. Sự chấm nhận một nhà nước Palestine đã được đưa ra trong đó," Bộ trường Ngoại giao Séc Jan Kohout nói.[103]
  •  Hoa Kỳ - Thư ký báo chí của Tổng thống Barack Obama, Robert Gibbs, nói rằng bài phát biểu là một "bước tiến quan trọng".[102][104] Tổng thống Obama nói rằng "giải pháp này có thể và phải đảm bảo cả an ninh của Israel và những nguyện vọng chính đáng của người Palestine về một nhà nước độc lập".[100]
  •  Thụy Điển - Bộ trưởng Ngoại giao Thuỵ Điểm Carl Bildt đã nói rằng "sự thực rằng ông ta đã nói ra từ nhà nước là một bước tiến nhỏ". Ông thêm rằng "dù điều ông ta đề cập có thể được định nghĩa như là một nhà nước là một chủ đề của một số cuộc tranh cãi".[100][103]
  •  Pháp - Pháp ca ngợi bài phát biểu nhưng kêu gọi Israel ngừng xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner bình luận rằng "Tôi chỉ có thể chào mừng viễn cảnh của một nhà nước Palestine do Thủ tướng Israel đưa ra".[100][103]
  •  Nga - Bộ Ngoại giao Nga gọi bài phát biểu là "một dấu hiệu sẵn sàng đối thoại" nhưng nói rằng "nó không mở ra con đường giải quyết vấn đề Israel-Palestine. Các điều kiện cho phía Palestine phải có thể chấp nhận được".[100]
  •  Egypt - Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã trả lời rằng ông từ chối chấp nhận quyền tồn tại như một nhà nước Do Thái của Israel. Ông lưu ý, "Bạn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ ai hưởng ứng lời kêu gọi đó tại Ai Cập, hay ở bất kỳ nơi nào khác".[105] Bộ Ngoại giao của Ông đã ra một câu trả lời ôn hoà hơn rằng bài phát biểu là "không đầy đủ" và rằng họ hy vọng có một giải pháp khác, "đề xuất khác của Israel được xây dựng trên cam kết với giải pháp hai quốc gia".
  •  Syria - Truyền thông nhà nước Syria lên án bài phát biểu và viết rằng "Netanyahu đã xác nhận rằng ông bác bỏ sáng kiến hoà bình Ả Rập về hoà bình cùng với toàn bộ các sáng kiến và giải pháp của Hội đồng Bảo an với một nền hoà bình giữa các bên".[100][106]
  •  Liban - Tổng thống Liban Michel Suleiman đã kêu gọi sự thống nhất trong các lãnh đạo Ả Rập, nói rằng "Các lãnh đạo Ả Rập phải thống nhất hơn và bảo toàn tinh thần kháng cự trước các quan điểm của Israel về tiến trình hoà bình và vấn đề người tị nạn Palestine." Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo thêm nhiều sức ép với chính phủ Israel để họ chấp nhận Sáng kiến Hoà bình Ả Rập, bởi ông nói Israel vẫn muốn có xung đột quân sự như đã được chứng minh trong những cuộc tấn công của họ vào Liban và Dải Gaza.[102]
  •  Jordan - Bộ trưởng Truyền thông và Viễn thông Jordan và người phát ngôn chính phủ Nabil Sharif đã ra một thông cáo nói "Các ý tưởng do Netanyahu đưa ra không tuân theo điều đã được đồng thuận bởi cộng đồng quốc tế như là một điểm khởi đầu để thực hiện một nền hoà bình công bằng và toàn diện trong vùng".[102]
  •  Iran - Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã gọi bài phát biểu là "tin xấu".[100]

Quan điểm về những cuộc đơn phương rút quân

Ngày 9 tháng 8 năm 2009, phát biểu khi bắt đầu cuộc họp nội các hàng tuần, Netanyahu hứa hẹn không lặp lại "sai lầm" khi đơn phương rút lui khỏi Gaza, nói, "Chúng ta sẽ không lặp lại sai lầm này. Chúng ta sẽ không tạo ra những người tản cư mới", và thêm rằng "sự đơn phương rút lui không đem lại hoà bình cũng không đem lại an ninh. Mà trái lại", và rằng "Chúng ta muốn một thoả thuận với hai yếu tố, yếu tố đầu tiên là sự công nhận Israel là một nhà nước quốc gia của người Do Thái và [thứ hai là] một sự dàn xếp an ninh. Trong trường hợp Gaza, cả hai yếu tố này đều thiếu". Ông cũng nói, "Nếu chúng ta có được một sự chuyển hướng tới hoà bình với các đối tác ôn hoà hơn, chúng ta sẽ nhấn mạnh trên sự công nhận Nhà nước Israel và việc giải giáp nhà nước Palestine tương lai".[99][107]

Những bình luận về Iran

Ngày 20 tháng 2 năm 2009, sau khi bị hỏi với tư cách là thủ tướng Israel, Netanyahu đã miêu tả Iran là mối đe doạ lớn nhất mà Israel từng phải đối mặt: "Iran đang tìm kiếm sở hữu vũ khí hạt nhân và tạo lập mối đe doạ nghiêm trọng nhất tới sự tồn tại của chúng ta từ cuộc chiến tranh giành độc lập."[108]

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York ngày 24 tháng 9 năm 2009, Netanyahu đã đả kích bài phát biểu của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad trước hội đồng, nói những người tin tưởng Tehran là một mối đe doạ chỉ riêng với Israel là sai lầm. "Chế độ Iran", ông nối, "có động cơ từ sự cuồng tín… Họ muốn thấy chúng tôi quay trở lại thời Trung Cổ. Cuộc đấu tranh chống lại Iran cũng là cuộc đấu tranh của văn minh chống lại sự dã man. Chế độ này của Iran được tiếp sức bởi chủ nghĩa chính thống cực đoan."[75][76]

So sánh với Phát xít Đức

Phản đối mạnh mẽ việc Iran theo đuổi việc làm giàu uranium, Netanyahu đã nói "Đó là năm 1938, và Iran là Đức, và Iran đang chạy đua để tự vũ trang với những quả bom nguyên tử".[109][110] Trong một bài phỏng vấn ngày 8 tháng 3 năm 2007 với CNN, ông quả quyết rằng chỉ có một sự khác biệt giữa Phát xít Đức và Cộng hoà Hồi giáo Iran, chính xác là Phát xít Đức đầu tiên lao vào một cuộc xung đột toàn cầu sau đó tìm kiếm vũ khí hạt nhân, trong khi Iran đầu tiên tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, và một khi đã có chúng, sẽ khởi động một cuộc thế chiến.

Netanyahu đã nhắc lại những lưu ý trên tại một cuộc họp báo tháng 4 năm 2008. Giải thích rằng "chế độ [Phát xít] đó lao vào một cuộc xung đột toàn cầu trước khi nó phát triển vũ khí hạt nhaâ," ông nói, "Chế độ này [Iran] đang phát triển vũ khí hạt nhân trước khi lao vào một cuộc xung đột toàn cầu."[111][112]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Benjamin_Netanyahu http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNew... http://www.metronews.ca/halifax/world/article/3206... http://www.americanrhetoric.com/speeches/benjaminn... http://www.cbsnews.com/stories/2009/07/31/world/ma... http://politicalticker.blogs.cnn.com/2009/06/14/wh... http://edition.cnn.com/WORLD/meast/9811/17/mideast... http://www.foxnews.com/story/0,2933,71685,00.html http://www.france24.com/en/20091126-palestinans-re... http://www.ft.com/cms/s/0/b5c17af8-9e69-11de-b0aa-... http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5...